ĐIỂM QUA SỰ CHUYỂN GIAO NGOẠN MỤC VỀ NHẬN THỨC TRONG NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC
(Tham luận đóng góp đề tài: "Nghệ thuật ứng dụng Piano cổ điển và Piano đương đại" – Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Văn hiến)
Đặng Anh Thanh
Hãy cùng xem đoạn trích sau:
Một thế kỷ sau, nhà soạn nhạc C. Gounod dùng bản Prelude này làm phần đệm cho ca khúc “Ave Maria” của ông. Không những thế, một số nhà soạn nhạc khác cũng dùng giai điệu của ca khúc đó cải biên cho nhạc cụ.
Hoặc một ví dụ khác, một biến tấu của W. A Mozart:
Về sau, chủ đề của bản biến tấu này cũng được cải biên thành ca khúc “The ABC’ Song”:
Và còn nhiều nữa… như “Ru con” – J. Brahms chẳng hạn.
Người viết tạm gọi kiểu như thế là một dạng chuyển giao.
Yếu tố nghệ thuật của tác phẩm không vì sự cải biên bị thấp đi mà được nâng lên tầm cao mới, phong phú và thú vị hơn.
Chủ nghĩa Cổ điển trong âm nhạc được đánh giá là cổ súy cho thần quyền. Các tác giả viết đa phần theo đơn đặt hàng, đề tài trong tác phẩm thường có yếu tố thần thoại hay tôn giáo và sau đó được ghi tặng cho vua chúa, quan lại... Tác phẩm thường theo cấu trúc vuông vắn, chẵn, cân đối. Hòa âm nghiêm ngặt, tuân thủ luật lệ. Tên tác phẩm chưa có tiêu đề và thường được đánh số. Đến thời Lãng mạn, yếu tố con người, thiên nhiên đã dần dần được thay thế vào chủ đề của tác phẩm. Từ thời nhạc sĩ L.V. Beethoven, người ta đã thấy tiêu đề trên tác phẩm chứ không còn những con số khô cứng nữa (sonate ”Ánh trăng”, – L.V.Beethoven; “Ru con” – J.Brahms; “Nhạc chiều” – F.Schubert…và nhiều tác phẩm khác).
Ngoài tiêu đề có sự thay đổi, nhiều yếu tố cấu thành tác phẩm cũng có đổi mới nhất định: hình thức tránh không còn gò bó, giai điệu bay bổng hơn, nhiều ngẫu hứng hơn, hòa thanh nhiều biến âm táo bạo, phá vỡ cấu trúc kinh điển trước đó. Hãy cùng xem ví dụ sau, bản Waltz Ab – Op 69 No 1 của F. Chopin:
Còn rất nhiều điển hình khác trong sáng tác phẩm của ông.
Kiểu thể hiện nội tâm vào tác phẩm, người viết định danh đó là một dạng chuyển giao.
Sang thời kỳ Ấn tượng, các tác giả thời kỳ này, ngoài sự kế thừa vốn có trong âm nhạc còn tìm tòi các thang âm, điệu thức mới (như điệu thức toàn cung, thang âm dân gian). Âm điệu mang màu sắc huyễn hoặc, kỳ bí. Nhạc sĩ tiêu biểu thời kỳ này có thể kể: C. Debussy, M. Ravel,… phong cách âm nhạc thời này ảnh hưởng không nhỏ đến các nhạc sĩ sau nữa như B. Bartok, G. Gershwin.
Tìm tòi, sáng tạo điệu thức mới, đưa làn điệu dân ca vào tác phẩm từ thời kỳ này, đây cũng là sự chuyển giao.
Thế kỷ 20 đến nay được xem như thời kỳ đương đại. Áp lực tìm tòi điều mới lạ trong âm nhạc là có thật. Ngoài tiêu chí về cao độ, trường độ cũng được thể nghiệm vào tác phẩm với thuật ngữ nhịp hỗn hợp kèm theo:
Tác phẩm trên được viết ở nhịp 5/4 ; thực tế yêu cầu thể hiện trong bài là sử dụng “tổ hợp” hai loại nhịp 3/4 và 2/4. Người viết cho rằng đây cũng là một dạng chuyển giao.
Cuối cùng, phần tham luận xin được đề cập đến thuật ngữ “đồng tác giả”.
Ngày trước, một tác phẩm viết cho nhạc cụ khác, thanh nhạc (nghĩa là không phải viết cho Piano), đều có phần đệm piano. Điều này nói lên ý đồ của tác giả: dàn trải những tâm tư, nguyện vọng tác giả muốn thể hiện và mong muốn người chơi KHÔNG ĐƯỢC THAY ĐỔI BẢN GỐC.
Trích Aria “Lensky” – P.I. Tchaikovsky
Trích Aria “Susanin” – M. Glinka
Nhưng đến nay, vì nhiều lý do, trong đó có yếu tố, xem người diễn tấu là đồng tác giả nên phần đệm được bỏ trống. Thay vào đó, tùy thuộc điều kiện mà phần đệm có thể được thể hiện bằng loại nhạc cụ này hay nhạc cụ khác, bằng nhóm chơi nhạc ít người này hay biên chế đồ sộ. Mức độ thành công của tác phẩm có sự góp phần rất lớn của người diễn tấu, vì ngoài lĩnh vực về chuyên môn (kiến thức chuyên ngành, kỹ năng chuyên môn) họ còn phải có kinh nghiệm sống nhất định, những hiểu biết về bối cảnh ra đời của tác phẩm mà tác giả đã trải qua.
Đặc biệt, các tác phẩm theo phong cách Jazz thông thường đều có phần ngẫu hứng, chơi thêm (Improvise) mà không được viết ra sẵn.
Tin tưởng, mạnh dạn trao quyền cho người diễn tấu – không chỉ là người kế thừa – mà còn với tư cách là đồng tác giả như nói trên, cũng là một dạng chuyển giao.
Thay lời kết, qua tham luận này người viết xin chia sẻ về một số khuynh hướng nghệ thuật ứng dụng của nhạc cụ piano Cổ điển đến đương đại. Từ định hướng thần quyền đến diễn đạt nội tâm. Từ hình thức thể loại đóng khung, niêm luật chặt chẽ đến cởi mở ngẫu hứng, phóng túng. Từ thể hiện “cái tôi” đến chia quyền đồng tác giả,… tất cả đều toát lên SỰ CHUYỂN GIAO NGOẠN MỤC TRONG ÂM NHẠC, đặc biệt là cho nhạc cụ Piano.