Bài tham luận - hội thảo "Nghệ thuật ứng dụng Piano cổ điển vào Piano đương đại" (ThS. Mạch Thị Mỹ Thanh)

line
13 tháng 10 năm 2021

              HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ:

“ NGHỆ THUẬT ỨNG DỤNG PIANO CỔ ĐIỂN VÀO

PIANO ĐƯƠNG ĐẠI”

 

 

Lời mở đầu:

Âm nhạc đương đại từ rất lâu đã nổi lên như một trào lưu mang tính thời thượng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhạc sĩ trong và ngoài nước. Hòa trong dòng chảy của âm nhạc đương đại, nhạc cổ điển là nền tảng của mọi loại hình nghệ thuật. Chúng có chiều sâu và có khả năng đi vào lòng người một cách chân thực, sâu sắc nhất. Sự kết hợp nhuần nhuyễn những âm thanh, giai điệu đã khiến cho những bản nhạc cổ điển bền bỉ mãi theo thời gian và sống mãi trong lòng người hâm mộ.

Còn tại Việt Nam, nhạc cổ điển luôn có chỗ đứng nhất định và là môn học chính thống được các trường nghệ thuật chú trọng đưa vào giảng dạy ngay từ khi mới thành lập. Và không khó để Piano cổ điển được nhiều người học quan tâm lựa chọn vì tính ứng dụng và đa dạng của nó.

Tương tự như thế, Piano đương đại cũng trở thành một trong những ngành học rất phổ biến hiện nay khi hầu hết tất cả các trường âm nhạc hàng đầu cả nước và các trường Văn hóa nghệ thuật đã là những nơi mạnh tay đầu tư trong việc thành lập các khoa nhạc nhẹ dành cho nhạc cụ và cả thanh nhạc. Việc mở ra ngành học ứng dụng, nhạc nhẹ và đương đại cũng nhằm để có thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo của rất nhiều các bạn trẻ đam mê âm nhạc hiện nay.

Tuy vậy, với người học chỉ mới bắt đầu với năng khiếu và niềm say mê sẵn có, việc học Piano cổ điển và đương đại có dễ không? Và câu trả lời từ các giảng viên âm nhạc giàu kinh nghiệm là “không dễ”.

Ở môn Piano cổ điển, việc học tương đối khó, thậm chí khó hơn nhiều so với các loại nhạc cụ khác như âm nhạc điện tử vì Piano cổ điển phải đánh theo các bài nhạc, hoàn toàn không có sự hỗ trợ thêm của các loại nhạc cụ khác. Trên thực tế, muốn chơi được Piano cổ điển đòi hỏi người chơi phải có những kĩ thuật nhất định như: nắm vững tiết tấu, nốt, giai điệu, nhịp phách, cảm nhận, cảm thụ âm nhạc... và một năng khiếu có sẵn. Để có thể chơi các tác phẩm âm nhạc cổ điển một cách thành thạo, đòi hỏi người học cần phải học bài bản, quy củ và dưới sự hướng dẫn của những giảng viên giàu chuyên môn.

Tương tự như thế, với các bạn chưa có nhiều nền tảng về âm nhạc mà chỉ thiên về bản năng, năng khiếu thì việc học tập và ứng dụng Piano đương đại là việc không dễ thực hiện do đây được xem là ngành học thiên về năng khiếu nghệ thuật, nên ngoài sự đam mê, người học cần có những tố chất sau để trở thành những “nghệ sĩ” thực thụ bao gồm: năng khiếu và đam mê về âm nhạc; thời gian luyện tập nghiêm túc trên phím đàn piano (đây là điều bắt buộc); khả năng tư duy và thẩm thấu âm nhạc; khả năng tư duy sáng tạo trên những phím đàn.

Nhằm giúp các bạn sinh viên được trang bị thêm những kiến thức chuyên sâu, Ban Giám Hiệu trường ĐH Văn Hiến TP.HCM kết hợp cùng Khoa nghệ thuật tổ chức buổi hội thảo (trực tuyến) với chủ đề: “Nghệ thuật ứng dụng piano cổ điển vào piano đương đại”. Buổi hội thảo lần này sẽ tập trung để đưa ra các nội dung chính về các yếu tố ứng dụng một cách triệt để và hiệu quả của Piano cổ điển vào Piano đương đại.

Hội thảo dự kiến sẽ thu hút sự tham dự của các bạn sinh viên khoa Nghệ thuật, các khách mời là những chuyên gia cố vấn, tiến sĩ âm nhạc, giảng viên ưu tú, những người đã và đang giảng dạy tại Trường Nhạc viện Tphcm. Nội dung tham luận sẽ tập trung vào việc đưa ra những nhận định về tầm quan trọng và vai trò không thể thiếu của piano cổ điển và cách ứng dụng đối với các thể loại âm nhạc đương đại ra sao nhằm góp phần xây dựng những bước đi vững chắc nhất cho chương trình đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp bậc đại học.

Bên cạnh đó, Hội thảo còn đón nhận những ý kiến cũng như giải đáp những thắc mắc về chuyên ngành từ phía ban cố vấn, các giảng viên và các sinh viên tham dự. Từ việc tổng hợp các ý kiến đề xuất, tham luận và cả mong muốn, thắc mắc từ phía người học, Ban tổ chức hội thảo hy vọng sẽ có những định hướng đúng giúp sinh viên tìm được hướng đi hiệu quả nhất cho ngành học mà mình theo đuổi.

Một số nội dung chi tiết tại hội thảo:

 

Nội Dung

 

1-     Kỹ thuật luyện ngón : Sinh viên (sv) có thể sử dụng một số giáo trình luyện ngón của các tác giả cổ điển sau đây để hỗ trợ phần luyện ngón:

-        C .Czerny (1791-1857): người Áo, ông là một trong số nhạc sĩ viết luyện ngón tốt cho Piano, sv có thể tập một số bài từ kỹ thuật dễ đến khó. Opus tham khảo 636, 299, 740, 604, 748…

-        M.Moszkowski (1854-1925): người Đức, gốc Do Thái Ba Lan, sv tham khảo opus 91, 67, 72

-        J.B.Cramer (1771-1858): người Anh, gốc Đức , sv tham khảo một số bài Etude opus 30 , 40 …

-        F. Chopin (1810-1849) người Ba Lan, ông sáng tác 27 Etudes cho piano opus 10 , 25

-        F.Liszrt (1811-1886) người Hungari, ông sáng tác nhiều rất nhiều  Etude cho piano S 144 , 139, 141….

Ngoài ra còn nhiều tác giả viết Etude cho Piano như H.Bertini, T.Kessler, I.Moscheles … Sv có thể chọn những bài từ kĩ thuật dễ đến những bài tăng dần độ khó lên để luyện ngón.

 

2-     Cách xử lý tác phẩm :

-        Đối với Piano cổ điển hay Piano đương đại, sv nên nắm rõ tính chất tác phẩm mà mình đang thể hiện.

-        Phong cách của tác giả,  thời kì âm nhạc rất quan trọng trong việc thể hiện một tác phẩm âm nhạc.

-        Nắm vững những yêu cầu trong tác phẩm như: nhịp điệu, tiết tấu, hoà âm, hoà thanh, chi tiết ghi trong tác phẩm là điều rất cần thiết cho cả piano cổ điển lẫn đương đại.

 

3-     Một số gợi ý về sách, giáo trình tham khảo cho piano đương đại:

-        The Joy Of Boogie and Blues (Book 1&2): giáo trình này cho piano độc tấu từ dễ đến trung bình thuộc thể loại Blues và Boogie bao gồm Cotton Mill Blues và Whistling The Blues. Những tác phẩm này được sắp xếp và chỉnh sửa bởi Denes Agay và Gerald Martin. 

-        Begining Rock Keyboard by Mark Harrison: giáo trình này sẽ đưa sv có những khái niệm rất cơ bản về nhac Rock. Sách đi thẳng vào một số mẫu đệm piano cơ bản, giải thích 1 số lý thuyết cần thiết. Sau đó, giáo trình này sẽ thêm một số kỹ thuật và nhịp điệu rất quan trọng đối với nghệ sĩ piano rock đương đại. Sách cũng sẽ giới thiệu một số nghệ sĩ keyboard rock nổi tiếng thế giới. Ngoài ra, sv cũng có thể tìm hiểu thêm về độc tấu bàn phím rock, với một số thang âm, mẫu đệm quan trọng và sv có thể thực hành ngay lập tức. Tất cả các kỹ thuật phối khí và độc tấu này sẽ giúp sv tạo ra các phần piano của riêng mình trên nhiều bài hát rock khác nhau .

-        Một số tác phẩm mang phong cách Ballade trữ tình, sv có thể lên mạng tìm và nghe rất nhiều tác phẩm của các tác giả như : Richard Clayderman, Paul Mauriat , Joe Hisaishi, Yanni, Maskim, Jay Chou, Yiruma, Albert Ammons, nhạc phim Hàn Quốc, Nhật Bản … Sv chọn những tác phẩm từ đơn giản đến phức tạp để tập.

-        Jazz Czerny by Jerome Gray: sách gồm 25 bài tập luyện ngón, Carl Czerny đã khám phá nhiều kỹ thuật piano khác nhau, phát triển chúng thành một trong những thành ngữ âm nhạc của thế kỷ XX. Những nghiên cứu này bao gồm một số phong cách jazz, blues, rock. Các lợi ích kỹ thuật của Czerny đã được cải thiện trong một số trường hợp đáng kể.

-        Scott Joplin (1867- 1917): người Mỹ gốc Phi và là nghệ sĩ Piano. Joplin nổi tiếng là nhờ sáng tác thể loại Ragtime và ông được mệnh danh là “King of Ragtime” với thành tựu sáng tác hơn 100 tác phẩm Ragtime. Sv nên chọn những tác phẩm từ trung bình đến khó để tập và chú ý về tiết tấu của thể loại Ragtime cũng tương đối khó.

-        George Gershwin (1898-1937): là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ Piano người Mỹ. Ông sáng tác nhiều tác phẩm cho âm nhạc cổ điển và nhiều ca khúc mang âm hưởng nhạc jazz. Phần lớn ông viết nhạc cho những bài hát và sân khấu kịch, bao gồm cả hơn 10 buổi biểu diễn nhạc kịch Broadway với sự hợp tác và giúp đỡ từ người anh trai, nhà thi sĩ chuyên viết thơ trữ tĩnh Ira Gershwin. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ giới thiệu một phần các sáng tác ca khúc của Gershwin mang phong cách nhạc jazz.

               . George Gershwin At The Piano  gồm 10 bài song hits, tương đối dễ, tiết tấu cũng không quá phức tạp. Sv có thể làm quen với một số bài trong tập album này.

     . George Gershwin At The Keyboard gồm 16 song hits, album này có 1 số bài rất nổi tiếng: The Man I Love, I Got Rhythm … Album này tương đối khó về tiết tấu, nhịp phách, tính chất âm nhạc.

-        The Jazz Piano Book by Mark Levine: Mark Levine - một nghệ sĩ piano nhạc jazz trong 35 năm và là một nhà giáo dục nhạc jazz trong 15 năm qua. Mark Levine sinh ra và lớn lên ở Concord, New Hampshire, lập gia đình ở Berkeley, California.  Học vấn của anh bao gồm các nghiên cứu với Joe Pace, Jaki Byard, Hall Overton và Herb Pomeroy. Anh đã làm việc với những nghệ sĩ nhạc jazz vĩ đại như Woody Shaw, Blue Mitchell, Harold Land, Bobby Hutcherson, Cal Tjader, Milt Jackson, Art Pepper, Charlie Rouse, Johnny Griffin, Art Farmer, Sonny Stitt, Chet Baker, Frank Morgan, Mongo Santamaria,  Poncho Sanchez và nhiều người khác. Mark Levine hiện là giảng viên của Đại học bang Sonoma ở Rohnert Park, California, nơi anh dạy piano jazz.  Anh là nghệ sĩ hoạt động rất tích cực trên sân khấu nhạc jazz San Francisco.

-        The Berklee Book Of Jazz Harmony:

Sự hài hòa của nhạc jazz là sự pha trộn hài hòa giữa âm sắc mở rộng của Châu Âu và sự chuyển động giai điệu, đảo phách nhịp nhàng và là sự thúc đẩy về phía trước của âm nhạc của cộng đồng người Tây Phi - một hiện tượng không thể chối cãi của Mỹ. Từ sân khấu trường thành âm sắc tự do, âm nhạc đã đi một chặng đường dài. Từ nguồn gốc ban đầu khiêm tốn trên đường phố và vũ trường ở New Orleans, cho đến ngày jazz đã trở thành một loại hình nghệ thuật được thế giới công nhận, phần lớn là qua hình thức truyền khẩu. Trong lịch sử hàng trăm năm tồn tại và phát triển, nhạc jazz đã đạt được một mức độ phức tạp trong âm nhạc. Khi tính kinh tế của loại hình nghệ thuật đã thay đổi và các địa điểm học tập đã chuyển từ các câu lạc bộ sang các cụm trường cao đẳng và nhạc viện, các nhà lý thuyết đã tìm cách hỗ trợ những người thực hành âm nhạc có nguyện vọng bằng cách cố gắng khám phá và xác định sự phức tạp của nó.  Trong khi nhiều cuốn sách hay được viết về chủ đề lý thuyết nhạc jazz, chúng thường áp dụng cách tiếp cận đa nguyên, tìm cách đưa ra lời khuyên đồng thời về hòa âm, ứng tác, sắp xếp và sáng tác. Sách tập trung hẹp hơn vào khía cạnh hòa âm tại Trường Cao đẳng Âm nhạc Berklee, vốn là nơi luôn đặt việc nghiên cứu về hòa âm làm trung tâm của các nghiên cứu âm nhạc cốt lõi của trường. Các chương trình giảng dạy về thành phần vũ khí, ứng tác và biểu diễn của trường đại học đều phụ thuộc vào ngôn ngữ chung của cơ sở kiến thức và các kỹ thuật phân tích được giảng dạy trong lớp hòa âm. 

Trong cuốn sách này, chúng tôi tìm cách truyền đạt rõ ràng khối kiến thức đó để sv tận tâm có thể có được nền tảng cần thiết để đạt được biểu hiện nghệ thuật cá nhân thực sự thông qua việc nghiên cứu sâu hơn về bố cục sắp xếp và ứng biến. 

4-    Áp dụng thị tấu vào trong Piano đương đại: Tại sao phải học thị tấu khi học piano?

-        Đọc nốt nhạc thị tấu là một kỹ năng cần thiết cho tất cả các sv ở mọi cấp độ và mọi ngành học về âm nhạc.

-        Khả năng nhìn tốt cho phép sv khi học một bài mới nhanh hơn rất nhiều

-        Các sv ít luyện tập thường sẽ ít thấy được lợi ích của việc đọc (thị tấu) bằng mắt cho nên kết quả học tác phẩm mới có thể bị chậm lại. Tuy nhiên, cách duy nhất để cải thiện khả năng đọc (thị tấu) bằng mắt là luyện tập, luyện tập và luyện tập.

-        Trong kỳ thi thị tấu, sv sẽ có tối đa 30 giây để xem qua bài kiểm tra đọc trước khi thử. Các bạn được phép chơi các phần của nó trước khi bắt đầu. Điều quan trọng là các bạn sử dụng thời gian một cách khôn ngoan thay vì chỉ chơi qua một vài phút đầu tiên.

Tuy vậy, cũng cần lưu ý các bạn sv những điểm sau:

▪ Chọn những đoạn nhạc ngắn và dễ trước.

▪ Xác định được nốt của khoá Sol, nốt khoá Fa của đoạn nhạc đó.

▪ Nhìn tổng thể về dấu hoá để xác định giọng, nhìn nhịp, vị trí bắt đầu của tay phải và tay trái .

▪ Nhìn rõ số ngón tay và xem kỹ những chỗ có khả năng chuyển ngón.

▪ Việc học thị tấu đòi hỏi sv phải tự thực tập thường xuyên ở nhà (chọn những bài dễ trước); mỗi ngày nên tự tìm một tác phẩm nhỏ để thực hành, dần dần sẽ quen và tăng dần tìm những bài nhạc khó và phức tạp hơn.

▪ Trong giai đoạn đầu của việc học thị tấu hoặc cách nhìn đoạn nhạc, sv phải xác định các nốt nhạc là rào cản đầu tiên phải vượt qua. Khi sv đã biết các nốt của âm bổng và âm trầm, sv nên chọn tài liệu thị tấu từ dễ đến khó để luyện tập. Từ đây có thể thấy, khi học piano cổ điển hay piano đương đại, phần thị tấu cũng là một phần rất quan trọng đối với sinh viên .

 

Kết luận:

Theo dòng chảy của cuộc sống, ngày nay đàn piano được sử dụng rộng rãi trong âm nhạc dành cho biểu diễn độc tấu, âm nhạc thính phòng, nhạc đệm, nhạc nhẹ, đương đại v.v...

Piano đồng thời cũng rất phổ biến với vai trò là một phương tiện trợ giúp cho sáng tác và diễn tập. Giai điệu mà đàn piano mang lại sự lắng đọng, sâu sắc, đi sâu vào lòng người nghe với một ấn tượng khó quên.

Việc ứng dụng Piano cổ điển vào Piano đương đại là một kỹ thuật khó và đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu lâu dài từ các chuyên gia, các giảng viên âm nhạc, các nhà chuyên môn từ kỹ thuật phối hợp, các bài nhạc ở nhiều thể loại qua từng thời kỳ, khả năng thị tấu... Để từ đó, đòi hỏi người chơi phải có quá trình học hỏi, tìm hiểu và quá trình rèn luyện lâu dài.

Tuy thời gian của buổi hội thảo có giới hạn nhưng cũng đã đem đến cho

sv nhiều kiến thức bổ ích và các phương pháp ứng dụng phổ biến Piano cổ điển vào Piano đương đại hiện nay, để từ đó giúp sv có cái nhìn tổng quan, cũng như nâng cao thêm kiến thức giúp ích cho quá trình học tập, rèn luyện  và cả bồi đắp, trau dồi nghề nghiệp về sau.

                                                     Ths . Mạch Thị Mỹ Thanh

                                                              Tháng 09-2021