BÌNH QUÂN LUẬT CỦA J.S.BACH TRONG ÂM NHẠC THẾ KỶ XX

line
06 tháng 10 năm 2021

BÌNH QUÂN LUẬT CỦA J.S.BACH TRONG ÂM NHẠC THẾ KỶ XX

(Hội thảo: Nghệ thuật ứng dụng Piano cổ điển vào Piano Đương đại)

Khoa Nghệ thuật, Đại học Văn Hiến

(tóm lược bài tham luận)

Ts. Đặng Ngọc Giang Quân

Bàn về ứng dụng các kỹ thuật Piano trong âm nhạc cổ điển vào nghệ thuật Piano đương đại là một vấn đề rất nhiều khía cạnh và rất đa dạng. Như chúng ta biết, Âm nhạc đương đại từ thế kỷ XX cho đến nay trên thế giới hiện hữu vô vàn các trường phái và chia làm nhiều nhánh: Impressisonism, Modernism, Neofolklorism, Nationalism, Microtonal music, Experimental music….    

      Và âm nhạc thời kỳ tiền cổ điển và cổ điển luôn là nền tảng cơ bản, tiền đề và là điểm khởi nguồn để các thế hệ nhạc sĩ tiếp theo sáng tác các tác phẩm của mình. Các nhạc sĩ của các thời kỳ âm nhạc sau đó đã dựa trên các kỹ thuật sáng tác của thời kỳ âm nhạc này và phát triển nó bằng ngôn ngữ riêng của mình, phong phú và đa dạng hơn. 

       Trong tham luận này, tôi muốn đề cập đến âm nhạc Phức điệu mà các nhạc sĩ đương đại đã kế thừa và sáng tạo qua bộ Bình Quân Luật của nhạc sĩ lừng danh J.S.Bach (1685-1750) viết cho Harpsichord và Clavichord, sau này sử dụng cho Piano.

J.S.BACH - “THE WELL TEMPERED CLAVIER” (BWV 846 – 893)

   Như chúng ta đã biết, bộ Bình Quân Luật “The Well Tempered Clavier” (WTC), BWV 846 - 893 gồm có 2 tập. Bach viết mỗi tập gồm 24 bản Preludes và Fugues ở 12 giọng Trưởng và 12 giọng Thứ (tất cả các điệu thức trong thang âm). Các cặp Prelude & Fugue được Bach viết từ gam Trưởng đến gam Thứ trên 1 nốt cùng tên (hay nốt đồng âm) và sắp xếp theo thứ tự thang âm Chromatic: 

     *Tập 1 (viết năm 1722) (BWV 846 - 869): 
1. Prelude & Fugue No.1: C major
2. Prelude & Fugue No.2: C minor
3. Prelude & Fugue No.3: C sharp major
4. Prelude & Fugue No.4: C sharp minor
5. Prelude & Fugue No.5: D major
6. Prelude & Fugue No.6: D minor
7. Prelude & Fugue No.7: E flat major
8. Prelude & Fugue No.8: D sharp minor
9. Prelude & Fugue No.9: E major
10. Prelude & Fugue No.10: E minor
11. Prelude & Fugue No.11: F major
12. Prelude & Fugue No.12: F minor
13. Prelude & Fugue No.13: F sharp major
14. Prelude & Fugue No.14: F sharp minor
15. Prelude & Fugue No.15: G major
16. Prelude & Fugue No.16: G minor
17. Prelude & Fugue No.17: A flat major
18. Prelude & Fugue No.18: G sharp minor
19. Prelude & Fugue No.19: A major
20. Prelude & Fugue No.20: A minor
21. Prelude & Fugue No.21: B flat major
22. Prelude & Fugue No.22: B flat minor
23. Prelude & Fugue No.23: B major
24. Prelude & Fugue No.24: B minor

*Tập 2 viết sau 20 năm (viết năm 1742) (BWV 870 - 893): J.S.Bach cũng viết các Preludes & Fuges theo thứ tự theo hệ thống thang âm chromatic như tập 1, chỉ khác với tập 1 là  cặp Prelude & Fugue N.8 đều viết ở giọng D sharp minor.

     Với mục đích so sánh với hệ thống cung tuyệt đối trước đó (hệ thống cung của Pythagoras), J.S.Bach muốn chứng minh tính ưu việt của hệ thống cung (thang âm) Bình quân: 1 quãng 8 được phân chia thành 12 bán cung bằng nhau. Ông ca ngợi khả năng kỳ diệu của hệ thống thang âm này qua việc kiến tạo cách thức chuyển điệu linh hoạt thông qua đẳng âm, nâng cao kỹ năng diễn tấu của đàn phím.
        
       Và đặc biệt ,trong Prelude & Fugue No.8 (tập 1) J.S.Bach viết Prelude ở giọng E flat minor và Fugue ở giọng D sharp minor, Ông muốn chứng minh rằng: thang âm E flat minor (6 dấu Giáng) và D sharp minor (6 dấu Thăng) cân bằng nhau, đồng âm, không có sự khác biệt khi nghe hiệu quả âm thanh. 
 
+ Về ngôn ngữ âm nhạc: 
· Preludes:
- Bach thường viết theo hình thức phức điệu nhiều bè: 2,3,4 bè 
- Thường viết Cadenza Recitative cuối bài 
- Dùng nốt Pedal cuối bài 
· Fugues:
- Bach đã rất tài tình khi viết hình thức phức điệu Fugue gồm 2,3,4,5 bè rất ngắn gọn và chặt chẽ và khúc chiết. 
- Chủ đề soi gương hay phản chiếu 
- Chủ đề gia tăng, làm rộng 
- Chủ đề đuổi dồn 
- Dùng nốt Pedal nhân dài

      + Về tính chất âm nhạc của J.S.Bach: 
· Preludes:
- Tính trữ tình, tính hát, tự sự, du dương, êm ả 
- Tốc độ nhanh như thể loại Etude, Toccata nhỏ 
- Rất ít bài viết tốc độ chậm 
- Điệu  nhảy cổ (Gigue) 
- Cường tráng, mãnh liệt, cá tính 
· Fugues:
- Phần lớn các bản Fugue của Bach mang tính tự sự, giàu xúc cảm
- Một số bài viết ở tốc độ nhanh mang tính hài hước 
- Cá tính, kịch tính 

Xem 2 ví dụ: J.S.Bach – Prelude & Fugue No.8  (Prelude in E falt minor và Fugue in D sharp minor)

DMITRY DMITRIEVICH SHOSTAKOVICH - 24 PRELUDES & FUGUES (op. 87)
      
     Hai thế kỷ sau đó người nối tiếp ý tưởng của Bình quân luật là nhạc sĩ D.Schostakovich (1906 - 1975) -  nhạc sĩ người Nga. Âm nhạc của D. Shostakovich thuộc trường phái Chủ nghĩa Cổ điển mới (Neoclassicism) và Lãng mạn thời kỳ sau (the late Romantism).

      D.Shostakovich sáng tác 24 Preludes & Fugues (op.87) gồm 2 tập (book 1 và book 2) trên 24 thang âm (sáng tác năm 1950-1951). Cũng giống như J.S.Bach, Bộ 24 Preludes và Fugues này gồm 12 giọng Trưởng và 12 giọng Thứ. Nhưng khác với J.S.Bach, Shostakovich viết theo thứ tự từng cặp Trưởng-Thứ họ hàng và tăng dần dấu hoá (theo vòng tròn hay biểu đồ quãng 5 - Circle of fifth).

+ Tập 1:
1. Prelude & Fugue in C major  
2. Prelude & Fugue in A minor
3. Prelude & Fugue in G major
4. Prelude & Fugue in E minor
5. Prelude & Fugue in D major 
6. Prelude & Fugue in B minor 
7. Prelude & Fugue in A major
8. Prelude & Fugue in F sharp minor
9. Prelude & Fugue in E major 
10. Prelude & Fugue in C sharp minor 
11. Prelude & Fugue in B major 
12. Prelude & Fugue in G sharp minor

+ Tập 2:
13. Prelude & Fugue in F sharp major
14. Prelude & Fugue in E flat minor 
15. Prelude & Fugue in D flat major 
16. Prelude & Fugue in B flat minor 
17. Prelude & Fugue in A flat major 
18. Prelude & Fugue in F minor 
19. Prelude & Fugue in E flat major 
20. Prelude & Fugie in C minor 
21. Prelude & Fugue in B flat major 
22. Prelude & Fugue in G minor 
23. Prelude & Fugue in F major
24. Prelude & Fugue in D minor

     + Về ngôn ngữ âm nhạc của D. Shostakovich: 
* Ảnh hưởng của J.S.Bach:
- Viết các cặp Prelude & Fugue ở 24 giọng Trưởng và Thứ
- Fugues: viết theo hình thức Fugue từ 2, 3, 4, 5 bè 
- Sử dụng chủ đề đuồi dồn, chồng chéo 2, 3, 4 bè trong Fugue
- Preludes: viết theo hình thức phức điệu nhiều bè và Invention 2 bè 
          - Các bản viết ở tốc độ nhanh như thể loại Etude và Toccata nhỏ
- Dùng nốt Pedal ngân dài
* Sáng tạo, cái mới của Shostakovich:
      Các bản Prelude & Fugue của D. Shostakovich viết rất phong phú và đa dạng về thể loại và tính chất âm nhạc. 
- Các cặp Prelude & Fugue viết theo thứ tự cặp Trưởng-Thứ họ hàng được sắp xếp theo biểu đồ “Circle of Fifth”
- Hoà thanh mở rộng hơn: dùng Pandiatonic, atonal, âm nghịch, quãng nghịch… 
-  Cấu trúc bài dài hơn và phức tạp hơn, không ngắn gọn, rõ ràng, khúc chiết như Bach
- Viết theo thể loại Waltz
- Viết theo thể loại Chaconne
- Chỉ số nhịp (nhịp độ) phức tạp: 5/7, 4/7 
          - Sử dụng nhiều kỹ thuật đa dạng: Octave, Tremolo, Tierce
          - Pedal được sử dụng rất nhiều 

+ Về tính chất âm nhạc của D.Shoctakovich:
* Ảnh hưởng của J.S.Bach:
          - Tính tự sự
          - Cảm xúc mãnh liệt 
          - Tính trữ tình
          - Tính hài hước
* Cái mới, sáng tạo của D.Shostakovich:
- Âm nhạc rất năng động, mang kịch tính,  cá tính
- Cường độ sắc thái thay đổi rất lớn, sắc thái được sử dụng rất phong phú và hay dùng subito forte và subito piano 
- Âm nhạc mang tính Anh hùng ca 
- Âm nhạc mang tính huyền ảo 
- Tính Dance
- March
          - Melisma 

Nghe nhạc: 
+ Ví dụ 1: J.S.Bach – Prelude No.7 in E flat major (book 1) và D.Shostakovich – Prelude No.10 in C sharp minor (book 1)
+ Ví dụ 2: J.S.Bach – Prelude No.3 in C sharp major (book 1) và D.Shostakovich – Prelude No.21 in B flat major (book 2)
+ Ví dụ 3: D.Shostakovich – Prelude & Fugue No.15 in D flat major (book 2)

PAUL HINDEMITH - LUDUS TONALIS

       Một nhạc sĩ đương đại có sáng tác viết từ ý tưởng Bình Quân Luật của Bach là Paul Hindemith (1895-1963) - người Mỹ gốc Đức. Các tác phẩm sáng tác thời gian đầu của Ông mang ngôn ngữ của chủ nghĩa Lãng mạn mới (Neoromantic), các tác phẩm về sau của Ông thì lại mang tính chủ nghiã Biểu hiện.

        P.Hindemith viết bộ ‘Ludus Tonalis” (countpoint, tonal and technical studies for the Piano) sáng tác năm 1942. Ludus Tonalis được xem như bộ The Well Tempered Clavier của J.S.Bach thế kỷ XX. 
       
      P.Hindemith viết tất cả các bài trong tập “Ludus Tonalis” không có dấu hoá ngoài bộ khoá, chỉ kết ở nốt chính, không phân biệt là Gam Trưởng hay Thứ. Hindemith viết trên 12 thang âm không có thứ tự, theo một quy tắc nào như J.S.Bach và D.Shostakovich. 

     Ludus Tonalis được viết mở đầu là Prelude, 12 Fugue gồm 3 bè và xen kẽ là 11 Interlude, kết thúc là Postlude. Prelude được viết ở Gam C nhưng phần cuối kết ở F sharp (Phần mở đầu này Hindemith viết tương đồng với cách viết Toccata của Bach) và Postlude hoàn toàn đối nghịch với Prelude (Prelude bắt đầu ở tốc độ nhanh kết thúc ở tốc độ chậm, Postlude bắt đầu viết ở tốc độ khá chậm, nhưng kết thúc lại ở tốc độ nhanh). Rất thú vị khi thấy rằng: trong 11 Interlude, có 10 bản đều bắt đầu bằng nốt kết của Fugue trước, riêng Interlude No 15 bắt đầu bằng 1 nốt khác hoàn toàn nốt kết của Fugue No.14 (có nghĩa là 10 trong số 11 Interlude đều bắt đầu ở âm điệu của Fugue trước và kết thúc ở âm điệu của Fugue sau nó).  

+ Tập Ludus Tonalis :
1.Praeludium (phần đầu viết ở C và phần cuối kết ở F sharp)
2.Fuga N.1 in C: Triple Fugue (kết ở C)
3.Interludium (Interval) : Romatic improvisation (kết ở G major)
4.Fuga N.2 in G: Dance in 5/8 time (kết ở G major)
5.Interludium: Pastorale (kết ở G)
6.Fuga N.3 in F: Mirror Fugue (kết ở F major)
7.Interludium: Folk dance (Gavotte) (kết ở E)
8.Fuga  N.4 in A: Double Fugue (kết ở A major)
9. Interludium: Baroque Prelude (kết ở E)
10.Fuga N.5 in E: Gigue (kết ở E major)
11.Interludium: Romantic miniature (Chopin style) (kết ở B flat)
12.Fuga N.6 in E flat: Rococo style (nhưng kết ở D sharp minor)
13.Interludium: March (kết ở E flat)
14.Fuga N.7 in A flat: Romanic style (nhưng kết ở C) 
15.Interludium: Romatic miniature (Brahms style) (kết ở D)
16.Fuga N.8 Octave in D: Dance (kết ở D)
17.Interludium: Baroque Toccata (kết ở B flat major)
18.Fuga N.9 in B flat: Subject transformation Fugue (kết ở B flat major)
19.Interludium: Pastoral (kết ở G flat minor)
20. Fuga N.10 in D flat: Inversion Fugue (kết ở D flat)
21.Interludium: Folk Dance (Courante) (kết ở B)
22.Fuga N.11 in B (canon): Accompanied canon (kết ở B major)
23.Interludium: Romantic Waltz (kết ở C sharp)
24.Fuga N.12 in F sharp: Stretto Fugue (kết ở F sharp major)
25.Postludium (postlude: khúc dạo cuối): (kết ở C major)

  + Về ngôn ngữ âm nhạc của P.Hindemith: 
* Ảnh hưởng củz J.S.Bach:
- Viết trên 24 gam Trưởng và Thứ
- Viết theo hình thức Fugue (chỉ có 3 bè)
- Viết theo thể loại Toccata: Baroque Toccata, Baroque Prelude, Roccoco style
*Sáng tạo, cái mới của P.Hindemith:
    - Có thể nói Ludus Tonalis là biểu hiện tiêu biểu của ngôn ngữ sáng tác của Hindemith: 12 thang âm có giá trị giống nhau, bình đẳng, chúng có sự liên kết mật thiết đến 1 âm gốc, âm chủ đạo. Trong hệ thống này, tính chất đối nghịch của Trưởng - Thứ không còn ý nghĩa nữa.
- Hindemith viết trên 12 thang âm không có thứ tự, theo một quy tắc nào như J.S.Bach và D.Shostkovich. 
- Không có dấu hoá ngoài bộ khoá 
- Kết ở nốt chính, không phân biệt giọng Trưởng hay Thứ.

  + Về tính chất âm nhạc của P.Hindemith: 
*Ảnh hưởng J.S.Bach:
    - Tính tự sự
    - Cảm xúc mãnh liệt
    - Trữ tình
    - Hài hước    
*Cái mới, sáng tạo của P.Hindemith:
   - Âm nhạc mang tính đồng quê
   - Những điệu nhảy dân gian (Gavotte, Courante)
   - Âm nhạc Lãng mạn (Improvisation, Waltz, Miniature)
   - Các điệu Dance, March…

Nghe nhạc:
+ Ví dụ 1: P.Hindemith – Prelude
+ Ví dụ 2: P.Hindemith – No.10: Fugue in E
                 P.Hindemith – No.11: Interlude
                 P.Hindemith – No.12: Fugue in E flat


RODION SHCHEDRIN – 24 PRELUDES & FUGUES

    Một nhạc sĩ thế kỷ XX mang dấu ấn của The Well Tempered Clavier - Bach cần phải kể đến là Rodion Shchedrin (1932-) - nhạc sĩ người Nga. Thời kỳ đầu, Âm nhạc của Ông theo trường phái tonal và mang màu sắc của dàn nhạc, thỉnh thoảng mang màu sắc của âm nhạc dân gian, các tác phẩm thời kỳ sau ông viết theo trường phái Aleatoric và Serial. 
    
       24 Preludes và Fugues của R.Shchedrin gồm có 2 Volume: Volume 1 (sáng tác năm 1964) và Volume 2 (sáng tác năm 1970). Tập 24 Preludes & Fugues của Shchedrin viết thang âm theo vòng quãng 5 (Circle Fifth) giống như Shostakovich. 
      
       Volume 1 gồm 12 bản Prelude và Fugue được viết trên hệ thống thang âm dấu Thăng (từ C major-A minor đến B major-G sharp minor), và Volume 2 gồm 12 bản Prelude và Fugue viết trên hệ thống thang âm dấu Giáng (từ Gam G flat major - E flat minor đến F major - D minor). Khác với D.Shostakovich: thay vì Prelude & Fugue No.13 Shostakovich viết ở giọng F sharp Major, thì R.Shchedrin viết Prelude & Fugue No. 13 ở giọng G flat major.

+ Volume 1:
1. Prelude & Fugue in C major
2. Prelude & Fugue in A minor
3. Prelude & Fugue in G major
4. Prelude & Fugue in E minor
5. Prelude & Fugue in D major 
6. Prelude & Fugue in B minor 
7. Prelude & Fugue in A major
8. Prelude & Fugue in F sharp minor
9. Prelude & Fugue in E major 
10. Prelude & Fugue in C sharp minor 
11. Prelude & Fugue in B major 
12. Prelude & Fugue in G sharp minor

+ Volume 2:
13. Prelude & Fugue in G flat major
14. Prelude & Fugue in E flat minor 
15. Prelude & Fugue in D flat major 
16. Prelude & Fugue in B flat minor 
17. Prelude & Fugue in A flat major 
18. Prelude & Fugue in F minor
19. Prelude & Fugue in E flat major 
20. Prelude & Fugie in C minor 
21. Prelude & Fugue in B flat major 
22. Prelude & Fugue in G minor 
23. Prelude & Fugue in F major
24. Prelude & Fugue in D minor
   
+ Về ngôn ngữ âm nhạc của R.Shchedrin: 
*Ảnh hưởng của J.S.Bach:
- Nối tiếp cách viết của Bach, Shchedrin viết theo hình thức Fugue từ 2-5 bè (trong đó Fugue 3 bè chiếm đa số). 
- Ông viết trên nền của kỹ thuật phức điệu thời kỳ Baroque: tăng, giảm, đảo, đuổi. 
- Giống như Bach, Shchedrin hay dùng nốt Pedal (nốt ngân dài).
- Recitativ
*Cái mới, sáng tạo của Shchedrin:
  - Phần lớn các bài trong 24 Prelude và Fugue đều kết ở âm gốc và thêm nốt nghịch, một số rất ít không kết ở âm gốc. 
- Các kỹ thuật ngôn ngữ âm nhạc: các quãng chồng âm, hợp âm thêm nốt.
Shchedrin dùng quãng nghịch rất nhiều nên ngôn ngữ âm nhạc khó nghe hơn cả Hindemith.
- Ông viết chỉ số nhịp phức hợp, hiếm khi được sử dụng (nhịp 3/1, 10/4)  
- Tiết tấu rất phức tạp. 
- Đặc biệt có rất nhiều bài không có chỉ số nhịp. 
- Sử dụng kỷ thuật repeated notes, tremolo
- Sắc thái thay đổi rất đa dạng, phong phú
- Sử dụng nhiều hình thái hoa mỹ 
- Attacca: rất hay sử dụng Attacca vào cuối mỗi Prelude 
 
+Về tính chất âm nhạc của R.Shchedrin: 
*Ảnh hưởng của J.S.Bach:
- Tính tự sự 
- Viết tốc độ nhanh như thể loại Etude, Toccata nhỏ
- Recitative
- Cảm xúc mãnh liệt
* Cái mới, sáng tạo của R.Shchedrin:
- Biểu hiện nổi bậc nhất của Shchedrin là ý tưởng tương phản, đối nghịch trong 1 bài.
- Âm nhạc nghe rất góc cạnh, cá tính
- Âm nhạc đôi lúc thì mờ ảo, huyền ảo
- Mang tính ngẫu hứng 
- Sắc thái rất phong phú 
- Âm nhạc ngày càng phát triển với cường độ tiết tấu và sắc thái đến đỉnh điểm và đi đến kết thúc

Nghe nhạc:
+ Ví dụ 1: Shchedrin – Prelude & Fugue No.12 in G sharp minor (volume 1)
+ Ví dụ 1: Shchedrin – Prelude & Fugue No.22 in C minor (volume 2)

------

Ngoài ra còn các nhạc sĩ viết trên nền tảng của “The Well Tempered” – J.S.Bach:
  Nikolai Kapustin (1937 – 2020) viết 24 Preludes & Fugues (op.82) năm 1997.
   Vsevolod Zaderatsky (1891 - 1953) viết 24 Preludes & Fugues năm 1937 – 1939.
    Sergei Slonimsky (1932 – 2020) viết 24 Preludes &  Fugues năm 1994.