Trong nền âm nhạc hiện đại, thể loại ca khúc chiếm đa số trong đời sống thường nhật lẫn các hoạt động mang tính nghệ thuật chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thể loại khí nhạc nói chung và nhạc giao hưởng nói riêng vẫn luôn có sức sống mạnh mẽ của nó với những giá trị nghệ thuật mang tính hàn lâm đích thực nhưng không phô trương. Việc thưởng thức thể loại khí nhạc sẽ góp phần giáo dục cảm xúc âm nhạc nhằm vun trồng những tình cảm cao quý, phát triển thị hiếu nghệ thuật và xây dựng một lý tưởng về thẩm mỹ. Shostakovich - một nhà soạn nhạc lỗi lạc người Nga đã phát biểu rằng: Nhạc giao hưởng đứng hàng đầu trong tất cả các thể loại âm nhạc, nó xúc tích bởi nội dung rất sâu sắc hơn cả và là “bà chúa của vương quốc âm nhạc”". Thật vậy, nếu nhạc giao hưởng được xem là bà chúa của vương quốc âm nhạc thì Piano được mệnh danh “Ông hoàng” của các loại nhạc cụ.
(Một giờ lên lớp của sinh viên chuyên ngành Piano Cổ Điển).
Với Piano Cổ Điển, đòi hỏi nhiều yếu tố và sự kiên trì so với các loại nhạc cụ khác. Trên thực tế, để thể hiện được một tác phẩm Piano Cổ Điển tốt, đòi hỏi người chơi phải có những kiến thức âm nhạc nhất định (nhạc lý, hòa thanh, lịch sử âm nhạc, hình thức âm nhạc...) và nắm được các kỹ thuật trong diễn tấu piano; bên cạnh đó là những cảm xúc của bản thân thông qua phong cách trình diễn, cảm thụ âm nhạc cùng với một năng khiếu có sẵn.
Để có thể diễn tấu các tác phẩm âm nhạc cổ điển thành thạo cần phải học bài bản, quy củ và với sự hướng dẫn của những giảng viên giàu chuyên môn. Việc lựa chọn một nơi uy tín để dìu dắt, hướng dẫn đúng bài bản luôn là nỗi trăn trở và cân nhắc của những người đã đặt trọn niềm đam mê với ngành học này.
Tại Việt Nam, Piano cổ điển luôn có chỗ đứng nhất định và là ngành học chính thống được các trường nghệ thuật chú trọng đưa vào giảng dạy ngay từ khi mới thành lập. Đến với Piano Cổ điển, ngoài việc được thỏa mãn niềm đam mê, bay bổng với nghệ thuật thì cơ hội thực tập, thực hành nghề nghiệp luôn được rộng mở.
(Buổi biểu diễn tại Lễ ký kết hợp tác học thuật giữa Trường Đại học Văn Hiến và Hội đồng chấm thi âm nhạc Australia - AMEB).
Với những địa phương ở vùng xa, cơ hội tiếp cận âm nhạc cổ điển vẫn chưa nhiều do một số nguyên nhân: Phương pháp tiếp cận, điều kiện địa lý, cơ sở vật chất. Vì thế, niềm đam mê, tiếp cận với nghệ thuật có thể phần nào bị hạn chế.
Nhằm tiếp cận với đa dạng thành phần đối tượng học, ngay từ khi mới thành lập, ngành Piano Cổ Điển đã được chú trọng đưa vào giảng dạy tại Khoa Nghệ Thuật, Trường Đại học Văn Hiến (TP.HCM). Cho đến nay, cùng với sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của tập thể khoa nghệ thuật, Piano Cổ Điển luôn là ngành học “hot” được nhiều người quan tâm và tìm hiểu.
Nắm vững các kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật của Piano cổ điển, người chơi có thể áp dụng một cách phong phú vào các thể loại âm nhạc khác như nhạc Jazz, Pop, Rock... Bên cạnh đó, piano được dùng phổ biến trong các thể loại nhạc khác với vai trò là nhạc cụ đệm cho người hát hoặc là nhạc cụ độc tấu các tác phẩm thanh nhạc được chuyển soạn cho piano.
( Một giờ lên lớp Piano cổ điển).
Khi đến với Piano Cổ Điển, người học sẽ được tiếp cận âm nhạc hàn lâm, các thời kỳ âm nhạc như Baroque, cổ điển Vienne, lãng mạn, hiện đại.
Chương trình đào tạo Piano cổ điển với đội ngũ giảng viên tài năng, nhiều kinh nghiệm và tâm huyết luôn chào đón các bạn có năng khiếu về âm nhạc đặc biệt yêu thích với Piano Cổ Điển. Với nhiều cơ hội học tập – thực hành – việc làm rộng mở trước mắt, ngành học này luôn được các bạn thí sinh quan tâm, tìm hiểu và đăng ký dự thi vào các khóa tuyển sinh hằng năm của khoa Nghệ thuật, trường Đại học Văn Hiến.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể có cơ hội làm việc phù hợp với chuyên ngành đã học hoặc cộng tác với các trung tâm âm nhạc tư thục; các cơ hội nghề nghiệp tại các trường trung cấp văn hóa - nghệ thuật và cơ hội thực tập nghề nghiệp của khoa qua các hoạt động chuyên môn hàng năm. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, nếu muốn nâng cao kiến thức, người học cũng có thể liên thông học tiếp lên thạc sỹ tại Nhạc viện TP.HCM.
(Buổi thi tốt nghiệp của sinh viên Piano Cổ Điển)
CHƯƠNG TRÌNH THI CHUYÊN NGÀNH PIANO CỔ ĐIỂN:
1. Một bài Etude (có thể đánh các tác giả Carl Czerry Opus.740; Moritz Moskovski Opus 72; F.Chopin Opus 10 hoặc Opus 25…)
2. Một bài phức điệu (có thể chọn Invention 3 bè – J.S.Bach; Prelude and Fuga tập 1 hoặc 2 - J.S.Bach).
3. Một tác phẩm nước ngoài (chọn tác phẩm của các tác giả: F.Chopin, P.I.Tchaikovsky; F.Mendelssohn; C.Debussy…)
Hoặc một tác phẩm khí nhạc của các tác giả Việt Nam (Hoàng Cương, Ca Lê Thuần, Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Hữu Tuấn, Đặng Hữu Phúc…).
4. Một chương Sonate (chọn chương I hoặc chương III của các tác giả J.Hadyn; L.V.Beethoven; W.A.Mozart).
(Giảng viên và sinh viên tại buổi lễ tốt nghiệp năm 2019).